Pháp luật Thương mại Quốc tế


KIẾN THỨC PHÁP LUẬT :

PHẦN MỞ ĐẦU :

Chương 1. Tổng quan (21)

Câu hỏi ôn tập:

  1. Tại sao các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại với nhau?>>>Xem đáp án

  2. Tại sao tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng gia tăng??>>>Xem đáp án

  3. Người ta buôn bán cái gì và ai tiến hành hoạt động thương mại quốc tế??>>>Xem đáp án

  4. Thương mại đã, đang và vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu như thế nào??>>>Xem đáp án

  5. Thương mại tự do là gì? Thương mại tự do có đem lại lợi ích cho tất cả mọi người hay không? Cái gì sẽ gây tác động cho cả người thắng và  người thua trong thương mại quốc tế??>>>Xem đáp án

  6. Ai được hưởng lợi từ pháp luật thương mại quốc tế và tại sao??>>>Xem đáp án

Websites hữu ích

  • http://www.un.org
  • http://www.wto.org
  • http://www.imf.org
  • http://www.worldbank.org
  • http://www.iccwbo.org
  • http://europa.eu.int
  • http://www.worldtradelaw.net
  • http://www.law.georgetown.edu
  • http://www.cid.harvard.edu/cidtrade
  • http://www.commercialdiplomacy.org
  • http://www.nafta-sec-alena.org
  • http://www.aseansec.org
  • http://www.unctad.org
  • http://www.uncitral.org
  • http://uscode.house.gov
  • http://us-code.vlex.com
  • http://lexmercatoria.net
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

PHẦN 1: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ SỰ THAM GIA  CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC THỰC THỂ CÔNG (53)

Chương 2. Luật WTO (53)

Câu hỏi ôn tập (223):

  1. Những đối tượng nào có thể tham gia WTO??>>>Xem đáp án

  2. Những nguyên tắc cơ bản của luật WTO là gì??>>>Xem đáp án

  3. Việc trợ cấp có hoàn toàn bị cấm theo luật WTO không? Tại sao??>>>Xem đáp án

  4. Điều XX và Điều XXI GATT có cần thiết không? Tại sao??>>>Xem đáp án

  5. Trong thương mại hàng hoá trong khuôn khổ WTO, tại sao biện pháp thuế quan được đánh giá là tốt hơn biện pháp phi thuế quan (NTBs)??>>>Xem đáp án

  6. Liệu WTO có cần Hiệp định riêng biệt về nông nghiệp? Tại sao??>>>Xem đáp án

  7. Bằng cách nào để phân biệt giữa các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động-thực vật (SPS) với các biện pháp rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT)??>>>Xem đáp án

  8. Tại sao cần phải có các biện pháp chống bán phá giá (AD), biện pháp đối kháng (CVD) và biện pháp tự vệ? Các biện pháp đó có trái với các nguyên tắc chung của WTO về tự do hoá thương mại hay không? Tại sao??>>>Xem đáp án

  9. Tại sao WTO không có hiệp định đầu tư toàn diện??>>>Xem đáp án

  10. Hãy giải thích về tác động của nguyên tắc MFN đối với việc thực hiện các cam kết liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ của một thành viên WTO?>>>Xem đáp án

  11. Tại sao Hiệp định TRIPS được coi là một trong những trụ cột quan trọng nhất của luật WTO?>>>Xem đáp án

  12. Tại sao khẳng định rằng: ‘Cho đến nay Hiệp định TRIPS là thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về IPRs’?>>>Xem đáp án

  13. Hãy trình bày những khía cạnh thương mại của IPRs được đề cập trong Hiệp định TRIPS?>>>Xem đáp án

  14. Các DCs được hưởng lợi hay phải gánh chịu những bất lợi từ cơ chế bảo hộ IPRs của Hiệp định TRIPS? Tại sao?>>>Xem đáp án

  15. Hãy nêu những điểm khác nhau giữa hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO và hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT 1947?>>>Xem đáp án

  16. Hãy nêu những cơ hội và thách thức đối với các thành viên DCs trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO?>>>Xem đáp án

  17. Mục tiêu của các hiệp định của WTO là gì?>>>Xem đáp án

Websites hữu ích: 

  • http://www.wto.org 
  • http://www.wipo.int 
  • http://www.mutrap.org.vn 
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn 

Chương 3. Pháp luật hội nhập kinh tế khu vực (227)

Câu hỏi ôn tập (301):

  1. Tại sao cần nghiên cứu về RTAs?>>>Xem đáp án

  2. Bình luận về mối quan hệ giữa hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu?>>>Xem đáp án

  3. So sánh ba mô hình của Hiệp định thương mại khu vực (RTAs) - EU, NAFTA và các FTAs của ASEAN?>>>Xem đáp án

  4. Bình luận về vấn đề hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam?>>>Xem đáp án

Websites hữu ích:

  • http://www.wto.org 
  • http://www.mutrap.org.vn 
  • http://europa.eu 
  • http://trade.ec.europa.eu 
  • http://eur-lex.europa.eu 
  • http://curia.europa.eu 
  • http://www.aseansec.org 
  • http://www.nafta-sec-alena.org 
  • http://www.worldtradelaw.net 
  • http://www.ustr.gov/tpp 
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

Chương 4. Các hiệp định hợp tác thương mại song phương giữa  Việt Nam và một số đối tác  (303)

Câu hỏi ôn tập (339):

  1. Tại sao EU quyết định tiến hành các cuộc đàm phán thương mại song phương với Việt Nam?>>>Xem đáp án

  2. Tác động của các quy định về TBT của EU đối với Việt Nam là gì? Việt Nam cần có chiến lược gì để vượt qua các rào cản này?>>>Xem đáp án

  3. FTA Việt Nam-EU sẽ điều chỉnh vấn đề AD như thế nào? Vấn đề chủ yếu đối với Việt Nam là gì?>>>Xem đáp án

  4. Theo anh/chị, khi đàm phán FTA Việt Nam-EU, lợi ích của Việt Nam và EU là gì?>>>Xem đáp án

  5. Bình luận về các hiệp định điều chỉnh quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ?>>>Xem đáp án

  6. Bình luận về các hiệp định điều chỉnh quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc?>>>Xem đáp án

Websites hữu ích

  • http://europa.eu
  • http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/eu_vietnam/political_relations/
  • index_en.htm
  • http://www.mutrap.org.vn
  • http://www.usvtc.org
  • http://www.ustr.gov
  • http://www.chinhphu.vn
  • http://www.mofa.gov.vn
  • http://www.nciec.gov.vn
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

PHẦN 2

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ SỰ THAM GIA CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG NHÂN  (341)

Chương 5. Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế (341)

Câu hỏi ôn tập (415):

  1. Tại sao INCOTERMS 2010 bỏ điều kiện cơ sở giao hàng DES, DEQ và DDU?>>>Xem đáp án

  2. Nêu điểm tương tự giữa CIF và FOB?>>>Xem đáp án

  3. Nêu điểm khác nhau giữa CIF và DAT?>>>Xem đáp án

  4. Ưu điểm của CISG là gì? Ưu điểm đó có thực tế không hay chỉ là nhận thức?>>>Xem đáp án

  5. So sánh các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng trong CISG và trong Luật thương mại Việt Nam?>>>Xem đáp án

  6. So sánh quy định về bất khả kháng theo pháp luật Việt Nam và theo CISG.
  7. Giải thích nguyên tắc tự do hợp đồng theo PECL? Lợi thế của nguyên tắc này là gì?>>>Xem đáp án

  8. So sánh giao kết hợp đồng theo PECL và theo CISG?>>>Xem đáp án

  9. So sánh các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng trong PECL và trong Luật Thương mại Việt Nam?>>>Xem đáp án

  10. Có ý kiến cho rằng ‘Trong thực tế, việc áp dụng PECL là rất hạn chế. Vì vậy, PECL dường như không có thật’. Hãy bình luận ý kiến nêu trên?>>>Xem đáp án

  11. Nêu những khác biệt giữa hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill) và tín dụng chứng từ (thư tín dụng). Nêu những lợi thế và bất lợi của từng loại?>>>Xem đáp án

  12. Nguyên tắc tính độc lập của tín dụng chứng từ (thư tín dụng) là gì? Lí do của nguyên tắc này là gì?>>>Xem đáp án

  13. Sự khác biệt giữa tín dụng chứng từ (thư tín dụng) và thư tín dụng dự phòng là gì?>>>Xem đáp án

  14. Có bao nhiêu loại tín dụng chứng từ (thư tín dụng)? Loại nào là tốt nhất cho bên bán?>>>Xem đáp án

  15. Trình bày về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ (thư tín dụng)?>>>Xem đáp án

Bài tập tình huống :

  1. Nieuwenhuis Vo.f, một công ty Hà Lan từ Alkmaar, cung cấp 1.500 kg pho mát Leerdammer cho Công ty Brown, một công ty được thành lập ở Anh. Người mua ở Anh chỉ trả một nửa giá, và tuyên bố rằng ông chỉ nhận được một nửa số lượng pho mát ông đã đặt hàng. Vì đây là yêu cầu vô lý, người bán ở Hà Lan đề nghị người mua ở Anh thanh toán phần còn lại.Hỏi: Liệu CISG có thể được áp dụng trong trường hợp này hay không?>>>Xem đáp án

  2. Anders, một công ty được thành lập tại Đức chào hàng cho Egberts, một công ti được thành lập ở Hà Lan, một lô hàng cà phê. Anders thông báo Egberts bằng văn bản rằng thời hạn cho Egberts để chấp nhận chào hang là ba tháng. Một tháng sau khi chào hàng cho Egberts, Anders có cơ hội bán hàng cho Christensen, một công ty Đan Mạch với mức giá cao hơn nhiều. Anders hủy bỏ chào hàng cho Egberts. Tuy nhiên Egberts chấp nhận chào hàng sau khi Anders đã hủy nó. Hỏi: Trong tình huống này, liệu hợp đồng đã được giao kết hay chưa?>>>Xem đáp án

  3. Abels, một công ty được thành lập ở Hà Lan, bán cho Bartels, một công ty được thành lập ở Đức, một số máy thu phát với mức giá 150.000 Euro. Khi máy thu phát được giao cho Bartels thì phát hiện các máy thu phát đó bị lỗi điện tử. Hỏi: Người bán đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lí của mình hay chưa?>>>Xem đáp án

  4. Người bán Hoa Kỳ bán 1000 MT khoai tây FOB Tokyo cho người mua Nhật Bản. Người mua chỉ định tàu SS Sunset để nhận hàng tại cầu cảng. Tuy nhiên, do một con tàu khác dỡ hàng chậm nên SS Sunset không cập cảng được, phải thả neo ở ngoài cầu cảng. Người bán phải dùng sà lan để chuyển khoai tây ra chỗ tàu neo đậu. Khi công-ten-nơ hàng qua lan can tàu thì dây cẩu đứt, công-ten-nơ rơi xuống sà lan và làm sà lan lật úp. Toàn bộ khoai tây bị rơi xuống biển. Người mua kiện người bán không giao hàng. Hỏi: Người bán có phải chịu trách nhiệm không?>>>Xem đáp án

  5. Bạn đang đàm phán một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với bên  mua là người nước ngoài, và CISG được chọn là luật áp dụng. Bạn có nghe về Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và bạn đề xuất áp dụng chúng như là các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hợp đồng. Bên kia phản đối rằng việc đó là vô nghĩa, vì CISG đã cung cấp các quy phạm pháp luật cần thiết; bên cạnh đó, bên mua lập  luận rằng ‘luật mềm’, như Bộ nguyên tắc của UNIDROIT, không thể được lựa chọn như một nguồn luật áp dụng đối với hợp đồng.  Hỏi: Hãy cho biết ý kiến của bạn?>>>Xem đáp án

Websites hữu ích:

  • http://www.cisg.law.pace.edu
  • http://www.unidroit.org
  • http://www.iccwbo.org/
  • http://pecl.php.net/
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

Chương 6. Pháp luật điều chỉnh một số giao dịch kinh doanh quốc tế khác - Tổng quan (419)

Câu hỏi ôn tập (465):

  1. Business format franchising và product and trade name franchising khác nhau như thế nào?>>>Xem đáp án

  2. Hãy trình bày các hình thức xâm nhập thị trường cơ bản trong franchising?>>>Xem đáp án
  3. Các nguồn luật có thể ảnh hưởng đến franchising quốc tế là gì?>>>Xem đáp án

  4. Theo pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam, người nhượng quyền nước ngoài phải thoả mãn những yêu cầu pháp luật nào, nếu họ muốn mở rộng thị trường vào Việt Nam?>>>Xem đáp án

  5. Xác định trách nhiệm của người chuyên chở trong các công ước quốc tế về vận tải (đường sắt, đường ô-tô, đường biển, hàng không, vận tải đa phương thức) theo ba tiêu chí sau đây: Cơ sở trách nhiệm; thời hạn  trách nhiệm; và giới hạn trách nhiệm?>>>Xem đáp án

  6. Thương mại điện tử là gì? Sự khác nhau giữa EDI (Trao đổi dữ liệu điện tử) và thương mại điện tử là gì?>>>Xem đáp án

  7. So sánh phạm vi điều chỉnh của Luật mẫu UNCITRAL với Chỉ thị của EU về thương mại điện tử?>>>Xem đáp án

  8. Trình bày trách nhiệm và yêu cầu của người cung ứng dịch vụ xác nhận chữ kí điện tử theo Chỉ thị của EU về chữ kí điện tử?>>>Xem đáp án

Bài tập tình huống :

  1. Một công ty Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội nhập khẩu máy điều hoà không khí (máy công suất lớn dùng cho công nghiệp) từ Xinh-ga-po theo điều kiện FOB cảng Xinh-ga-po (INCOTERMS 2010). Hàng hoá sẽ được vận tải bằng đường biển. Hãy mô tả dòng hàng hoá của giao dịch trên, cũng như các hoạt động logistics và luật quốc tế điều chỉnh các hoạt động nêu trên?>>>Xem đáp án

  2. Ông Phi-líp là thương nhân có trụ sở công ty tại Đức. Trong một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Luân-đôn, ông đặt mua 1.000 chiếc đồng hồ qua website alibaba.com. Hãy xác định thời gian và địa điểm kí kết hợp đồng này?>>>Xem đáp án

  3. Ông Nam là người Việt Nam. Công ty của ông có trụ sở tại Pa-ri và kí hợp đồng điện tử với một công ty khác ở Niu Y-oóc. Luật nào về thương mại điện tử trình bày trong chương này sẽ điều chỉnh giao dịch này?>>>Xem đáp án

Websites hữu ích

  • http://www.aseansec.org
  • http://www.bws.dk
  • http://www.cscmp.org/aboutcscmp/definitions.asp.
  • http://www.admiraltylawguide.com/interconv.html#CG
  • http://europa.eu
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

Chương 7. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân (467)

Câu hỏi ôn tập(529):

  1. Thế nào là thương lượng, trung gian/hoà giải, trọng tài và tranh tụng trước toà án? Các phương thức giải quyết tranh chấp này khác nhau như thế nào?>>>Xem đáp án

  2. Nêu điểm khác nhau giữa trọng tài ‘ad hoc’ và trọng tài thiết chế?>>>Xem đáp án

  3. Toà án hỗ trợ hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng cách nào?>>>Xem đáp án

  4. Theo anh/chị, pháp luật của các nước common law có ảnh hưởng như thế nào đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trên thế giới?>>>Xem đáp án

  5. Việc chọn địa điểm trọng tài có thể tác động như thế nào đối với quy trình và kết quả của tố tụng trọng tài?>>>Xem đáp án

  6. Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng trong bối cảnh tố tụng trọng tài và cũng nguyên tắc này trong bối cảnh tranh tụng trước toà án?>>>Xem đáp án

  7. Bên thắng kiện cần phải được công nhận và thi hành phán quyết trọng tài ở đâu?>>>Xem đáp án

  8. Cần phân biệt ‘công nhận’ và ‘thi hành’ phán quyết trọng tài nước ngoài trong trường hợp nào?>>>Xem đáp án

  9. Anh/chị có đồng ý với giả thiết cho rằng ‘bản án của toà án nước ngoài không có hiệu lực ở nước khác’? Theo anh/chị, cần phải ủng hộ việc thi hành bản án của toà án nước ngoài trong trường hợp nào?>>>Xem đáp án

  10. Trình bày về Công ước La Hay về lựa chọn toà án. Anh/chị có tin tưởng vào sự thành công của Công ước này trong tương lai không? Tại sao?>>>Xem đáp án

  11. Anh/chị có cho rằng một bản án của toà án nước ngoài có thể được thi hành dễ dàng hơn ở nước có hệ thống pháp luật theo common law? Bản án này có thể được thi hành bằng cách nào?>>>Xem đáp án

  12. Trình bày ưu điểm và hạn chế của tố tụng toà án ở Việt Nam?>>>Xem đáp án

  13. Trình bày ưu điểm và hạn chế của tố tụng trọng tài ở Việt Nam?>>>Xem đáp án

Websites hữu ích :

  • http://www.uncitral.org/uncitral/en/index.html 
  • http://www.lcia.org/Default.aspx 
  • http://www.iccwbo.org/court/english/arbitration/rules.asp 
  • http://www.sccinstitute.com/hem-3.aspx 
  • http://www.unidroit.org 
  • http://www.intertradelaw.hlu.edu.vn

VIDEO :
(đang cập nhật)
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN :
  1. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Xem danh mục văn bản)
  2. Dịch Quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại (Xem danh mục văn bản)
  3. Điều ước quốc tế (Xem danh mục văn bản)
  4. Hàm, cấp ngoại giao (Xem danh mục văn bản)
  5. Thỏa thuận quốc tế (Xem danh mục văn bản)
  6. Lập và hoạt động của văn phòng đại diện của các tổ chức hợp tác, nghiên cứu của nước ngoài tại Việt Nam (Xem danh mục văn bản)
  7. Một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Xem danh mục văn bản)
  8. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (Xem danh mục văn bản)
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét